Bối cảnh mạng xã hội tại Việt Nam – 3 nền tảng chính và giải pháp để thương hiệu tối ưu hoá hiệu quả

Sự am hiểu về công nghệ số bùng nổ trong cộng đồng người Việt Nam trong thập kỉ vừa qua đã tạo điều kiện để mạng xã hội phát triển. Với 57% dân số sử dụng mạng xã hội, các thương hiệu dễ dàng nắm bắt được cơ hội chưa từng có để gia nhập vào thị trường Việt Nam và tiếp cận đối tượng mục tiêu với khả năng thành công cao nếu họ chọn được đúng nền tảng phù hợp. Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhìn vào các nền tảng xã hội hiện đang thống trị, nguyên nhân dẫn đến mức độ phổ biến của chúng và làm thế nào các thương hiệu có thể sử dụng các nền tảng này một cách hiệu quả nhất.

Facebook: Ông hoàng mạng xã hội

Việt Nam được xếp thứ bảy trên thế giới về độ độc đáo của người dùng Facebook (và đứng thứ 15 về lượng người dùng). Điều này đã chứng tỏ sức ảnh hưởng mạnh mẽ của mạng xã hội đối với giới trẻ hiện nay. 55 trong số 57 triệu người dùng mạng xã hội tại Việt Nam đang hoạt động thường xuyên trên nền tảng Facebook. Mặc dù những người trẻ ở phương Tây đã bắt đầu ngưng sử dụng Facebook trong những năm gần đây, thế hệ Millennials ở Việt Nam lại chính là nhóm người dùng lớn nhất và thường dành ra sáu giờ một ngày lên mạng xã hội, đọc tin tức và xem video. Sự thâm nhập thị trường sớm của Facebook đã giúp nền tảng này được phổ biến rộng rãi, biến Facebook thành nền tảng cốt lõi để những người có ảnh hưởng tăng độ nhận diện của họ và gia tăng tỷ lệ tương tác do nền tảng này có bản chất gần gũi và giúp người dùng tương tác thuận tiện hơn. Vì thế, Facebook là ngôi nhà chung của một loạt những người có ảnh hưởng có tiếng nói đến từ nhiều ngành nghề khác nhau. Do tính phổ biến và tính linh hoạt, người Việt Nam ở mọi lứa tuổi có thể sử dụng Facebook để phục vụ mọi nhu cầu hằng ngày, nhưng một trong những ứng dụng đặc biệt nhất ở Việt Nam là Facebook được sử dụng như một kênh mua sắm trực tuyến để người mua liên hệ với người bán và trả tiền khi nhận hàng. Đối với những công ty kinh doanh các sản phẩm cho thị trường ngách, việc phân phối sản phẩm thông qua kênh này là một cách hiệu quả để kiểm tra sức tiêu thụ của thị trường.

Zalo: Ứng dụng tin nhắn quốc dân

Những người sinh sống ở nước ngoài dường như cảm thấy lạ lẫm với nền tảng tiếng Việt này, trong khi đó phần lớn người Việt tin dùng Zalo vì tốc độ truyền tải của nó (quan trọng đối với đường mạng không ổn định của đất nước) và những tính năng được tùy chỉnh cho thị trường Việt Nam, chẳng hạn như khả năng tạo hồ sơ người dùng có thể được tìm thấy bởi những người khác gần đó bằng cách sử dụng chức năng quét dựa trên vị trí, cũng như hệ thống thanh toán không tiếp xúc và thương mại điện tử được tích hợp dành cho các tiểu thương địa phương. Zalo có thể là một công cụ hữu ích đối với những người muốn thâm nhập sâu hơn vào thị trường địa phương.  Q&Me Việt Nam đã thực hiện nghiên cứu thị trường với 460 người tham gia trong độ tuổi từ 18-39 để tìm hiểu về thói quen sử dụng mạng xã hội. Trong đó, 89% sử dụng Zalo cho các mục đích khác nhau bao gồm công việc, liên lạc với gia đình, người thân và bạn bè. Với 60 triệu người dùng thường xuyên, Zalo đã trở thành một kênh truyền thông lớn cho các nhà quảng cáo tại Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp nhắm đến mục tiêu Gen Z – đối tượng chiếm tới 80% cơ sở người dùng.

Viber: Anh hùng thầm lặng về bảo mật thông tin

Viber là một trong những ứng dụng nhắn tin được sử dụng nhiều nhất trên toàn thế giới, sản phẩm thuộc tập đoàn Nhật Bản này đã phát triển mạnh ở Việt Nam trong nhiều năm qua do sức hấp dẫn của nó đối với nhiều thế hệ, với 55% số người trên 35 tuổi chọn Viber làm công cụ nhắn tin lý tưởng của họ. Một số điểm thu hút của Viber nằm ở việc tiên phong triển khai và cung cấp các tính năng chất lượng cao trên khắp thị trường Đông Nam Á, điển hình như hàng loạt stickers đầy màu sắc và sáng tạo, tính năng Cộng đồng cho phép những người hâm mộ và người có nhiều nét tương đồng tự tạo hoặc tham gia các nhóm gồm những thành viên có chung sở thích với nhau. Nhưng điểm khác biệt lớn nhất của Viber nằm ở độ bảo mật thông tin cho người dùng. Không giống như các ứng dụng nhắn tin khác, Viber mặc định sử dụng mã hóa đầu-cuối cho tin nhắn và không lưu trữ chúng trên máy chủ trung tâm, khiến người lạ và kể cả chính Viber hoàn toàn không thể xem những tin nhắn này. Trong thời đại mạng xã hội và các ứng dụng nhắn tin đang phải đối mặt với sự giám sát ngày càng nghiêm ngặt đối với cách họ lưu trữ và chia sẻ dữ liệu người dùng, việc Viber ưu tiên bảo mật thông tin của người dùng lên hàng đầu đã gây sự chú ý đáng kể. Viber tạo cho thương hiệu một cơ hội quảng cáo trên nền tảng tiếp thị mà khách hàng yên tâm rằng mình không bị theo dõi, trong khi vẫn giữ nguyên một cầu nối quan trọng với người Việt ở nhiều thế hệ. Từ đó, các nhà quảng cáo không cần phải lo lắng vì vẫn có rất nhiều dữ liệu người dùng có sẵn từ các hành động tự nguyện như các bài đăng và lượt tìm kiếm công khai trên mạng.

 

Bởi: Jesse Ward, Chuyên viên Chiến lược và Quan hệ tại EloQ Communications (trước đây là Vero IMC Vietnam). Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Rakuten Viber là khách hàng của EloQ Communications. Số liệu thống kê của chúng tôi về việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội được trích dẫn từ bài thuyết trình của Hootsuite “Cảnh quan kỹ thuật số ở Việt Nam năm 2018”.

Written by 

3 thoughts on “Bối cảnh mạng xã hội tại Việt Nam – 3 nền tảng chính và giải pháp để thương hiệu tối ưu hoá hiệu quả”

Comments are closed.