Nghệ thuật thu hút và thuyết phục trong quảng cáo: Nhập môn hùng biện hình ảnh

Nghệ thuật thu hút và thuyết phục trong quảng cáo: Nhập môn hùng biện hình ảnh

Trung bình một người được tiếp xúc với khoảng 1,000 quảng cáo trong một ngày, và gần 32,000 quảng cáo mỗi năm. Quảng cáo hiện diện khắp nơi trong cuộc sống, vậy bạn có bao giờ thắc mắc quảng cáo hoạt động ra sao và ảnh hưởng thế nào đối với chúng ta không?

Hãy nhìn vào mẩu quảng cáo ở trên! Đó là một quảng cáo nước hoa của Dior. Nhìn thoáng qua, ta dễ dàng thấy Eva Green là người mẫu chính và mặt cô ấy đang rướn lên khỏi mặt nước. Đây là mẩu quảng cáo dành cho nước hoa Midnight Posion. Bạn cũng có thể dễ dàng nhìn thấy câu khẩu hiệu (tagline), “Một cô bé Lọ Lem vừa sinh ra đời.” Vậy là xong, và bạn sẽ sẵn sàng lướt xem mẩu quảng cáo tiếp theo…

Nhưng chờ đã! Người mẫu Eva thì liên quan gì đến Midnight Poison hay cô bé Lọ Lem? Có lẽ là chẳng liên quan gì. Nhưng chẳng phải có điều gì đó rất cuốn hút trong mẩu quảng cáo này sao? Bạn có rằng Midnight Posion sẽ giúp các quý cô trở nên cá tính và quyến rũ không? Nếu bạn là một cô gái trẻ thuộc tầng lớp trung-thượng lưu, cũng chính là đối tượng của Midnight Posion, rất có thể bạn sẽ dừng lại và xem mẫu quảng cáo này lần thứ hai. Như thế, mẩu quảng cáo này đã hoàn thành được mục đích của nó. Bạn có biết tại sao không? Hãy suy nghĩ thêm một chút vì chúng ta sẽ quay lại với quảng cáo này sau.

CÓ NHU CẦU GIỮ CHÂN CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU…

Như chúng tôi đã đề cập thì có rất nhiều quảng cáo mà từng người nhìn thấy hàng ngày. Vì vậy, người xem phải sử dụng các giác quan để đơn giản hóa và kiểm soát quá trình tiếp nhận quảng cáo. Chỉ một vài quảng cáo trong số nhiều quảng cáo mà mỗi người gặp phải trong một ngày được xử lý, phần lớn còn lại đơn giản sẽ được bỏ qua. Chính sự tiếp thu mang tính chọn lọc của người tiêu dùng đã trở thành một thách thức lớn đối với các nhà quảng cáo, đồng thời tạo nên sự lãng phí rât lớn về chi phí quảng cáo (O’Guinn, Allen & Semenik, 2008). Từ lâu, việc làm thế nào để khiến cho mẫu quảng cáo hấp dẫn và thuyết phục hơn trong mắt người xem là câu hỏi được các nhà quảng cáo đặt ra. Điều này đã dấy lên nhu cầu nghiên cứu về cách quảng cáo ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

ể giải đáp câu hỏi trên, các nhà quảng cáo đã sử dụng phương pháp hùng biện hình ảnh, hay thường gọi là ẩn dụ trực quan. Theo nghiên cứu của Leigh (1994), có hơn 74% quảng cáo in sử dụng biện pháp ẩn dụ trực quan để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng nhiều hơn. Dựa trên nghiên cứu của Leigh, Jeong (2008) đã phân tích việc sử dụng biện pháp hùng biện nói trên trong các quảng cáo được đăng trên tạp chí Mỹ từ năm 1954 đến 1999 và tìm ra rằng thuật hùng biện hình ảnh đã được sử dụng rộng rãi và ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong thời kỳ này. Nhiều nghiên cứu khác cũng đồng ý rằng các biện pháp hùng biện hình ảnh không chỉ thu hút chú ý mà còn tăng thuyết phục với người xem (Jeong, 2008; McQuarrie & Mick, 1999; Mizoughi & Abdelhak, 2011). Do đó, hùng biện hình ảnh từ lâu đã được sử dụng rộng rãi để truyền tải thông điệp quảng cáo. Nhưng liệu nó có thực sự là một giải pháp hoàn hảo dành cho quảng cáo không?

 …VÀ RỒI HÙNG BIỆN BẰNG HÌNH ẢNH XUẤT HIỆN

Bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại như một chủ đề tranh luận, hùng biện là một học thuyết nghiên cứu cách một thông điệp ảnh hưởng và thuyết phục khán giả (Aristotle). Diễn giả sẽ thiết kế một lập luận thuyết phục với 5 yếu tố để làm cơ sở giúp người nghe hiểu và đánh giá ý tưởng của diễn giả: phát minh (khám phá lập luận), sắp xếp (hệ thống hóa lập luận), phong cách (sự chính xác và phù hợp), ghi nhớ (học thuộc bài phát biểu) và truyền đạt (giọng nói và cử chỉ).

Dựa trên thuật hùng biện của Aristotle, hùng biện hình ảnh sử dụng hình ảnh người nổi tiếng, động vật, đồ vật hoặc thậm chí là những bức tranh hoạt hình một cách chiến lược để tạo ra sự thuyết phục vượt xa khỏi định nghĩa của người hay vật được sử dụng. Do hình ảnh bao gồm hai vật thể không liên quan đến nhau và hạn chế tối đa từ ngữ trên hình, hùng biện hình ảnh thường ẩn ý hơn và có thể diễn giải thành nhiều ý khác nhau.

Ví dụ, trong hai quảng cáo chống hút thuốc lá ở trên, thuốc lá được sử dụng để đại diện cho một thứ khác. Mẩu quảng cáo đầu tiên cho thấy hình ảnh so sánh giữa bàn tay đang cầm điếu thuốc và một bàn tay đang cầm khẩu súng. Vì súng thường tạo nên cảm giác chết chóc và nguy hiểm, thuốc lá được ví như có những đặc điểm này và khiến người xem nghĩ rằng hút thuốc cũng đem lại nguy hiểm chết người (như bắn súng). Mặt khác, mẩu quảng cáo thứ 2 ẩn chứ hai phép ẩn dụ. Thuốc lá được buộc lại với nhau trông giống như một bó thuốc nổ nhạy và dễ phát nổ gây sát thương. Còn đồng hồ như một phép ẩn dụ của thời gian. Kết hợp lại, quảng cáo muốn truyền trải thông điệp rằng hút thuốc có thể phá hủy tương lai của bạn, vì nó đốt cháy lượng thời gian mà bạn còn lại. Biện pháp hùng biện hình ảnh này yêu cầu khán giả không nhìn vào nghĩa đen mà phải phân tích kỹ hơn để hiểu được thông điệp sâu sắc hơn.

Thêm nữa, theo Aristotle, hùng biện bằng hình ảnh cũng đòi hỏi khả năng thuyết phục. Scott (1994) đã cấu trúc lại 3 yếu tố trong hùng biện hình ảnh từ 5 điều nguyên bản. Đầu tiên, các yếu tố thị giác phải có khả năng phát minh ra lập luận thông qua các khái niệm, sự trừu tượng và phép ẩn dụ. Thứ hai, việc sắp xếp các hình ảnh phải dẫn dắt được các lập luận. Cuối cùng, việc truyền đạt hình ảnh phải có ý nghĩa và thể hiện được ý tưởng được đề ra.

Ví dụ, các quảng cáo của Adidas trên đây đã phát minh ra lập luận rằng vận động viên có khả năng chạy nhanh đến mức cái bóng của anh ta không thể theo kịp với giày Adidas. Sự sắp xếp trong mẩu quảng cáo đã đạt được mục đích vì khán giả có thể hiểu được lập luận thông qua quảng cáo. Hơn nữa, việc truyền đạt được trình bày một cách phi logic và cường điệu có thể thu hút sự chú ý của khán giả và khiến họ phân tích sâu hơn vào mẩu quảng cáo này.

Một ví dụ khác là về quảng cáo của WWF về sự nóng lên toàn cầu. Cây kem trong quảng cáo không nên được hiểu theo cách thông thường như là một món tráng miệng thơm ngon mát lạnh; thay vào đó, nó là một phép ẩn dụ về trái đất. Sự tan chảy của kem có chỉ ra rằng trái đất đang tan chảy từ sự nóng lên toàn cầu. Bằng việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ và hạn chế sử dụng chữ viết, quảng cáo khiến khản giả tự hỏi thông điệp của nó là gì và thu hút sự chú ý của họ lâu hơn.

TẠI SAO LẬP LUẬN BẰNG HÌNH ẢNH LẠI QUAN TRỌNG TRONG QUẢNG CÁO?

Vì nó truyền đạt nhiều hơn, và nhanh hơn.

Như câu nói “một bức tranh hơn ngàn lời nói”, thì việc sử dụng hình ảnh một cách khéo léo có thể thay thế cho một bài luận dài. Theo Bulmer và Buchanan-Oliver (2006), quảng cáo bằng hình ảnh có thể truyền tải một lượng thông tin đáng kể trong nháy mắt. Thông qua các hình ảnh, nhiều yếu tố như màu sắc, ánh sáng, bố cục, điệu bộ và biểu cảm được truyền đạt đồng thời. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng các biện pháp hùng biện hình ảnh thậm chí còn tốt hơn hùng biện bằng lời nói vì nó ít mơ hồ hơn và được nhận thức phổ quát hơn, vì vậy khán giả có thể tiếp nhận thông điệp không chỉ với số lượng nhiều hơn mà còn trong thời gian ngắn hơn. Phong cách truyền đạt như vậy đặc biệt hiệu quả hơn khi cần thu hút sự chú ý của người xem trong một khoảng thời gian ít ỏi – chính là vấn đề mà quảng cáo hiện đang phải đối mặt.

Vì nó mang tính thuyết phục.

Ưu điểm chính của lập luận bằng hình ảnh là khả năng thuyết phục cao. Hùng biện hình ảnh hoạt động tương tự như hùng biện bằng lời nói, nhưng nó tối ưu các tín hiệu thị giác để tạo nên sự thuyết phục. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhờ phương pháp ẩn dụ mà các lập luận sử dụng biện pháp hùng biện hình ảnh có sức thuyết phục hơn các thông điệp theo nghĩa đen (Jeong, 2008; Stathakopoulos và các cộng sự, 2008).

Tính thuyết phục trong nghệ thuật hùng biện hình ảnh có thể được giải thích bằng mô hình xử lý thông tin của Petty và Cacioppo (1986). Theo họ, lý thông tin là quá trình thông tin trong bộ nhớ tạm thời tích hợp với kiến thức sẵn có. Nếu một thông điệp cộng hưởng với kiến thức, phẩm chất và sự quan tâm của người tiếp nhận thì thông điệp đó thường được xử lý kĩ càng hơn; và người tiếp nhận càng nghĩ về thông điệp, cơ hội thuyết phục họ càng cao hơn.

Nhiều nghiên cứu khác đã mở rộng mô hình vào lĩnh vực hình ản, và đã tìm ra rằng người tiêu dùng thường nhạy cảm hơn với hình ảnh nói chung và các phép hùng biện hình ảnh nói riêng.  Tuy nhiên, trong nghiên cứu về hùng biện hình ảnh trong quảng cáo, McQuarrie và Mick (1999), Bulmer và Buchanan-Oliver (2006), Jeong (2008) và Stathakopoulos và các cộng sự (2008) nhận định rằng: hình ảnh ẩn dụ có nét quen thuộc hoặc gần gũi với cuộc sống của người xem sẽ khiến người xem xử lý thông tin nhiều hơn, tạo ra các quá trình xử lý thông tin phức tạp hơn so với những hình ảnh theo nghĩa đen. Tương tự, quảng cáo chứa đựng ẩn dụ hình ảnh và không kèm theo từ ngữ giải thích thường chiếm nhiều chỗ trong tâm trí người xem, trong khi quảng cáo chỉ bao gồm hình ảnh theo nghĩa đen có kèm theo từ ngữ sẽ được xử lý ít hơn. Vì hùng biện hình ảnh khiến người xem suy ngẫm về thông điệp, nó giúp họ sắp xếp thông tin tốt hơn và dễ dẫn đến thay đổi nhận thức hơn (Jeong, 2008).

Ví dụ, quảng cáo trên của Elter muốn lan tỏa thông điệp “rau củ chưa rửa có thể trở thành vũ khí chết người.” Bầu không khí căng thẳng và tan tóc được thể hiện thông qua hình ảnh vũ khí đã tạo ấn tượng mạnh với khán giả, khiến cho mẫu quảng cáo đáng nhớ hơn và truyền tải thông điệp dứt khoát hơn.

Ở đây, thay vì sử dụng hình ảnh rau củ chưa rửa đơn thuần và câu từ giải thích, mẫu quảng cáo đã gắn hình ảnh một quả lựu đạn, một quả bom hẹn giờ và đám mây khói nổ với hình ảnh của a-ti-sô, cà chua và nấm. Vì đây là những loại rau củ quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của mọi người, nên ẩn dụ này rất quen thuộc và dễ nhận ra. Mẫu quảng cáo nhắm đến việc khiến người xem suy ngẫm nhiều hơn.

Vì nó giúp thương hiệu có hình ảnh tích cực hơn

Trong cuốn sách Trọng trách của các hình thức, Barthes (1985) đã đặt ra khái niệm “niềm vui của những câu chữ” xuất phát từ nghệ thuật hùng biện. Ông khẳng định rằng những câu chữ mang nhiều ý nghĩa thường lôi cuốn người đọc hơn là những dòng chữ đơn giản, một chiều. Sự lôi cuốn này đến từ sự hài hòa trong việc sắp xếp các lập luận được hùng biện và hình ảnh ẩn dụ (sự vật hay sự việc được nhắc đến) trong câu đó. Dựa trên nghiên cứu của Barhtes, McQuarrie và Mick (1996, 1999) đã mở rộng nghiên cứu sang lĩnh vực hùng biện hình ảnh. Các nhà nghiên cứu này tin rằng hùng biện hình ảnh cũng tạo ra tác động tinh tế nhưng mạnh mẽ lên người xem giống như hùng biện câu chữ, khiến họ tiếp nhận mẫu quảng cáo theo cách tích cực. Hơn nữa, nghiên cứu về ứng dụng trong quảng cáo của Stathakopoulos và các cộng sự (2008) đã cho thấy những mẫu quảng cáo có ứng dụng nghệ thuật hùng biện thường có lợi thế hơn những mẫu quảng cáo không có. Vì vậy, các nhà quảng cáo được khuyền rằng nên sử dụng phương pháp hùng biện trong quảng cáo để tạo ra tác động tích cực đến thái độ của khán giả.

Vì nó giúp tăng uy tín của thương hiệu.

Độ tin cậy của nguồn tin và tính thuyết phục là hai yếu tố tỷ lệ thuận với nhau. Nếu lập luận đáng tin cậy thì khán giả sẽ sẵn sàng chấp nhận thông điệp hơn, và ngược lại. Theo Jeong (2008), trong hùng biện câu chữ, người hùng biện có sử dụng nghệ thuật ẩn dụ sẽ được xem là đáng tin cậy hơn vì sự sáng tạo này được đánh giá cao. Tùy theo mức độ nhận thức uy tín này mà sẽ dẫn đến mức độ đồng thuận cao hơn trước lập luận của diễn giả. Tương tự, hùng biện hình ảnh mang tính sáng tạo và nghệ thuật có thể gia tăng uy tín của thương hiệu. Hơn nữa, vì hình ảnh có tính thuyết phục cao hơn câu chữ, hùng biện hình ảnh có thể nâng cao uy tín của thương hiệu tốt hơn hình ảnh mang nghĩa đen.

QUẢNG CÁO MIDNIGHT POISON

Quay lại với mẫu quảng cáo Midnight Poison đã được nhắc đến, bạn có nhận ra điều gì khiến quảng cáo này đặc biệt và hấp dẫn không? Lý do nằm ở phương pháp hùng biện hình ảnh mà các nhà quảng cáo đã khéo léo lồng ghép vào quảng cáo này.

Người mẫu Eva Green là biểu tượng cho nét đẹp độc đáo và bí hiểm với tính cách khó đoán. Hình ảnh của cô đem lại cảm giác khác biệt, nổi loạn, táo bạo. Khi nhân vật của Eva phối hợp với bối cảnh hình ảnh, mẫu quảng cáo truyền đi thông điệp rằng “một cô bé Lọ Lem mới đã được sinh ra,” một vẻ đẹp mới lạ và đặc sắc, chứ không phải là vẻ đẹp truyền thống và phổ biến.

Quảng cáo này có truyền tải thông điệp nhiều hơn và nhanh hơn không? Có chứ. Nó cho bạn thấy thông điệp rằng “chỉ Dior mới đem lại cho bạn vẻ đẹp lôi cuốn không ai sánh bằng”? Thay vì sử dụng câu chữ nói rằng bất kể ai sử dụng Midnight Poison sẽ cảm thấy xinh đẹp, khác biệt và đầy mê hoặc, thì phép ẩn dụ hình ảnh của Eva và những từ ngữ di kèm theo đã có thể truyền đi một câu chuyện cổ tích mới về cô bé Lọ Lem, và khiến cho khán giả cũng muốn trở thành một “cô bé Lọ Lem mới” giống như Eva.

Mẫu quảng cáo này có khiến người xem hài lòng không? Có chứ. Hoàn toàn không thể phủ nhận tính sáng tạo và thẩm mỹ trong quảng cáo này. Ý tưởng, màu sắc, bố cục và sự lựa chọn người mẫu đã cùng nhau kết hợp thành một mẫu quảng cáo sang trọng và tao nhã, khiến cho người xem cảm thấy vui và phải ngoái nhìn lại thêm một (hoặc vài) lần.

Cuối cùng, liệu mẫu quảng cáo này có thuyết phục và đáng tin không? Có chứ. Bằng cách sử dụng hùng biện hình ảnh thông qua người mẫu (hình ảnh mộng mơ và huyền ảo của Eva Green) và lập luận quy nạp (Eva là vẻ đẹp hiếm gặp, bạn sẽ có thể khác biệt như Eva nếu sử dụng nước hoa này), quảng cáo đã thuyết phục người xem mua Midnight Poison. Mẫu quảng cáo này cùng với các mẫu quảng cáo cùng chủ đề trong chiến dịch đã thuyết phục được khán giả và tạo nên thành công cho sản phẩm (“Midnight Poison”, 2007).

CÁCH ĐỂ SỬ DỤNG HÙNG BIỆN HÌNH ẢNH HIỆU QUẢ TRONG QUẢNG CÁO

Hùng biện hình ảnh của có những mặt hạn chế. Lạm dụng hoặc sử dụng sai phương pháp này trong quảng cáo sẽ đem lại hiệu quả không mong muốn. Cho đến bây giờ, những hướng dẫn chi tiết cho hùng biện hình ảnh trong quảng cáo vẫn chưa được xây dựng đầy đủ. Tuy nhiên, chúng ta có thể rút ra những lời khuyên để sử dụng hùng biện hình ảnh một cách hiệu quả trong quảng cáo từ các cơ sở lý luận hiện tại.

Tránh sử dụng hình ảnh ẩn dụ phức tạp

Scott (1994) nhận định rằng lý lịch và trải nghiệm sống của khán sẽ ảnh hưởng đến mức độ nhận thức và hiểu hình ảnh. Hơn nữa, theo Mzoughi và Abdelhak (2011), nếu hình ảnh ẩn dụ được sử dụng trong quảng cáo quá phức tạp thì khản giả có thể sẽ tập trung nhận thức vào việc giải nghĩa thông điệp mà quên mất tên nhãn hàng. Trong trường hợp này, khán giả tiếp xúc với quảng cáo không có ẩn dụ sẽ nhớ đến tên nhãn hàng nhanh hơn những người tiếp xúc với quảng cáo có ẩn dụ phức tạp. Kết luận là các nhà quảng cáo nên sử dụng các hình ảnh ẩn dụ quen thuộc và đơn giản trong quảng cáo để giúp khán giả diễn giải tốt hơn.

Tránh sử dụng hình ảnh ẩn dụ không liên quan

Theo như đã nhắc đến, quá trình xử lý thông tin sẽ giúp quảng cáo trở nên thuyết phục hơn. Tuy nhiên, điều này chỉ hiệu quả nếu cách xử lý thông tin được liên kết chặt chẽ với lập luận ban đầu. Rõ ràng là hình ảnh ẩn dụ vụng về hoặc khó hiểu sẽ có tác động tiêu cực đến thái độ của người tiêu dùng (McQuarrie & Mick, 1999), nhưng một hình ảnh ẩn dụ được chuẩn bị kĩ càng cũng có thể đem lại kết quả tương tự. Các nhà quảng cáo thường có tham vọng thu hút sự chú ý của khán giả bằng quảng cáo sáng tạo và hình ảnh ẩn dụ nối bật. Nhưng Mzoughi và Abdelhak (2011) đã chỉ ra rằng nếu hình ảnh ẩn dụ không có gì liên quan đến lập luận thì việc tăng cường xử lý thông tin sẽ đem lại hiệu ứng tiêu cực vì hình ảnh ẩn dụ có thể đánh lạc hướng khách hàng ra xa khỏi thông điệp ban đầu.

Hạn chế tối thiểu câu chữ đi theo.

Stathakopoulos và các cộng sự (2008) đã chỉ ra rằng hùng biện hình ảnh hoàn toàn không kèm theo từ ngữ giải thích trong quảng cáo sẽ thuyết phục khán giả tốt hơn là những hình ảnh và thông điệp mang nghĩa đen. Điều này cũng nhận được đồng tình trong nghiên cứu bởi Jeong (2008), kết luận rằng lập luận của mẫu quảng cáo chủ yếu đến từ hình ảnh và phép ẩn dụ, từ ngử giải thích kèm theo là không cần thiết. Các nhà nghiên cứu đều kết luận rằng ẩn dụ hình ảnh không kèm từ ngữ giải thích đem lại nhiều hoạt động nhận thức hơn, qua đó khiến quảng cáo thuyết phục hơn và đáng tin cậy hơn trong mắt khán giả.

Chỉ sử dụng chữ để phòng tránh sự nhầm lẫn.

Tuy nhiên, không có nghĩa là chúng ta nên bỏ câu chữ qua một bên. Theo McQuarrie và Mick (1996) nhận định thì một hình ảnh có thể chứa đựng nhiều ý nghĩa. Hãy suy nghĩ về quảng cáo rau củ của Elter, nếu không có tagline, liệu chúng ta có hiểu quảng cáo này theo cách khác không? Liệu chúng ta có thể nói rằng việc ăn những rau củ đó có hại cho sức khỏe không? Rất có thể vì hình ảnh hoàn toàn không thể hiện bất cứ yếu tố nào về “chưa được rửa sạch.”

Barthes (1977) xem mô tả hình ảnh là một phương pháp để hướng dẫn khán giả hiểu đúng về hình ảnh ẩn dụ. Vì một hình ảnh chứa đựng nhiều ý nghĩa, nên chúng ta dễ dàng hiểu sai nếu không có giải thích đi kèm. Với Barthes, câu chữ được sử dụng như là hướng dẫn để giúp khán giả không bị nhầm lẫn và hiểu được đúng ý ban đầu.

KẾT LUẬN

Giống với tiêu đề, đây là bài viết giới thiệu về hùng biện hình ảnh và các ứng dụng của nó trong quảng cáo dành cho người mới tìm hiểu và muốn biết nhiều hơn về lĩnh vực quảng cáo. Hướng dẫn này đã đề cập đến nhu cầu thu hút sự chú ý nhanh và cách thuyết phục trong quảng cáo, các giải quyết các vấn đề trên bằng hùng biện hình ảnh, và cách để sử dụng phương pháp này một cách hiệu quả trong quảng cáo. Hướng dẫn này cũng nhắc đến các ví dụ để giải thích rõ hơn về các khái niệm. Nhiều nghiên cứu học thuật đã cho thấy rằng hùng biện hình ảnh có thể truyền tải thông điệp trong thời gian ngắn hơn, khiến cho lập luận trở nên thuyết phục hơn, nhấn mạnh độ tích cực của thương hiệu và gia tăng uy tín của thương hiệu. Dù có nhiều ưu điểm đối với thương hiệu, nhưng hùng biện hình ảnh cũng có những mặt hạn chế không mong muốn mà các nhà quảng cáo cần biết. Họ cần tránh sử dụng các hình ảnh ẩn dụ phức tạp hoặc không liên quan, và được khuyến khích sử dụng câu chữ ở mức tối thiểu để hạn chế việc nhầm lẫn của khán giả. Hi vọng hướng dẫn này có thể giúp bạn hiểu hơn về nguyên lý cơ bản của hùng biện hình ảnh và áp dụng vào thiết kế quảng cáo, hoặc đơn giản là chỉ để phân tích quảng cáo mà bạn thích.

 

Bài viết bởi Tiến sĩ Clāra Ly-Le, MPRCA, Giám đốc điều hành của EloQ Communications (trước đây là Vero IMC Việt Nam). Các nghiên cứu của bà chuyên sâu về các lĩnh vực mạng xã hội và khủng hoảng truyền thông. Xem thêm các bài viết về khủng hoảng truyền thông tại Việt Nam và tầm quan trọng của mạng xã hội trên blog của EloQ.

EloQ Communications là agency hàng đầu về quan hệ công chúng (PR) và truyền thông marketing tích hợp (IMC) có trụ sở tại TP.HCM. EloQ Communications vận hành các dự án tại Việt Nam cũng như khắp các nước Asean. EloQ Communications cung cấp hàng loạt dịch vụ marketing tích hợp, bao gồm quan hệ công chúng (PR), hoạch định chiến lược marketing, marketing xã hội, lập kế hoạch sự kiện, chiến lược truyền thông kỹ thuật số (digital), quản lý khủng hoảng và marketing ảnh hưởng (KOL).

Written by