Ngành quan hệ công chúng thật sự có hấp dẫn?

EloQ Communications đang tìm kiếm những cộng sự và đối tác để phát triển kinh doanh tại Việt Nam và mở rộng kinh doanh ra thị trường nước ngoài. Để tạo sự công bằng, EloQ sẽ giúp bạn hiểu đầy đủ về doanh nghiệp trước khi bạn quyết định đồng hành với chúng tôi. Dưới đây là một phân tích ngắn gọn về sự hấp dẫn (hoặc không hấp dẫn đối với vài người) của ngành quan hệ công chúng. Sau khi đọc xong, nếu như bạn nghĩ rằng ngành tiềm năng và muốn đồng hành cùng chúng tôi (tại Việt Nam) hoặc trở thành đối tác (thành lập văn phòng EloQ tại thị trường của bạn), hãy gửi email cho chúng tôi về hello@eloqasia.com!

Phạm vi thị trường và khả năng tăng trưởng

Nhìn chung, ngành quan hệ công chúng (PR) là một ngành đã trưởng thành, với mức tăng trưởng ổn định và lợi nhuận toàn cầu đến hàng tỷ USD. Tại Việt Nam, có hàng trăm cơ sở PR mới được thành lập hằng năm, với mức tăng trưởng doanh số trung bình là 50 triệu USD mỗi năm trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đây có thực sự là một ngành đáng đầu tư?

Ngành PR là ngành bao gồm các doanh nghiệp chuyên lên kế hoạch và thực hiện các chiến dịch truyền thông để quảng bá hình ảnh của khách hàng. Các dịch vụ này đòi hỏi việc trao đổi và duy trì mối quan hệ với chính phủ, nhà đầu tư, nhà phân tích, nhân viên, khách hàng, người tiêu dùng và công chúng. Theo The Holmes Report, giá trị ngành PR toàn cầu đã tăng từ 15 tỷ USD vào năm 2018 lên 15,5 tỷ USD vào năm 2019. 250 công ty PR hàng đầu đã tạo ra nguồn thu nhập phí trị giá 12,3 tỷ USD trong năm 2018, tăng từ 11,7 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Các công ty cỡ vừa đạt được sự tăng trưởng và đổi mới mạnh mẽ nhất, cung cấp tất cả các dịch vụ tích hợp trong lĩnh vực kỹ thuật số, mạng xã hội, người ảnh hưởng, và sáng tạo nội dung.

Ngành PR toàn cầu đang trải qua giai đoạn trưởng thành trong chu kỳ vòng đời của mình. Sự trưởng thành được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng chậm nhưng ổn định, các dịch vụ đã được nhiều người biết đến và thực hiện, và nhu cầu sử dụng dịch vụ cao và bền vững.

Một dấu hiệu tích cực đó là ngành PR có xu hướng kéo dài, thay vì trì trệ, quá trình trưởng thành. Sự trỗi dậy của công nghệ và nền tảng kỹ thuật số đã tác động đến vòng đời của ngành PR. Việc số hóa rộng rãi đã đặt ra thách thức để các công ty PR phải luôn cập nhật tình hình và nắm bắt công nghệ mới nhằm tích hợp các công nghệ này vào các dịch vụ truyền thống. Những thay đổi này đã đem đến nhiều ý tưởng mới và kỳ vọng mới dành cho các chuyên viên PR được tiếp nối bởi các chiến dịch truyền thông thành công, tạo ra nhiều dịch vụ chuyên biệt hơn trong lĩnh vực này và từ đó tạo ra những nhu cầu lành mạnh. Vì vậy, biên lợi nhuận của ngành PR vẫn còn rất cao và đang trên đà tăng trưởng.

Phạm vi cạnh tranh

Ngành PR có tính cạnh tranh rất cao. Trong số doanh thu 15,5 tỷ USD vào năm 2018, 250 doanh nghiệp dẫn đầu đã chiếm mất 12,3 tỷ USD và chỉ để lại một phần nhỏ cho hàng trăm nghìn công ty vừa và nhỏ còn lại.

Các công ty lớn thường hưởng lợi từ các hợp đồng dài hạn với những tệp khách hàng cao cấp. Họ cũng có quy mô hoạt động lớn hơn (nội địa và quốc tế) và cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng hơn. Đối mặt với những “ông lớn” chiếm lĩnh thị trường, các công ty ít tiếng tăm buộc phải chọn cách tiếp cận thích hợp hơn và chuyên môn hơn để đảm bảo thị phần trọng yếu trong một phân khúc thị trường cụ thể, thay vì núp mình dưới chiếc ô lớn của các “anh chị đại” hoặc cạnh tranh ở quy mô thị trường lớn hơn. Các công ty nhỏ có thể chọn chuyên môn hóa về ít mảng dịch vụ hơn, ví dụ như là chỉ cung cấp duy nhất một dịch vụ tiếp thị kỹ thuật số hoặc vận động hành lang, phục vụ các phân khúc khách hàng ngách như các thương hiệu xa xỉ hoặc dịch vụ y tế, hoặc khách hàng thuộc một cộng đồng đặc biệt.

Phần lớn các công ty PR trên thế giới được điều hành với tối đa bốn nhân viên vì các nhà điều hành và chủ sở hữu thích làm việc với các đối tác hơn là tuyển nhân viên nội bộ. Ngành này đã thu hút nhiều công ty quy mô nhỏ, dẫn đến cuộc cạnh tranh căng thẳng về giá cả và đem lại doanh thu thấp cho đối với các công ty nhỏ và siêu nhỏ này..

Các yếu tố quyết định trong cuộc cạnh tranh này là dịch vụ khách hàng, giá cả, tính chuyên nghiệp, sự sáng tạo và mối quan hệ với các kênh truyền thông. Ngoài ra, các công ty PR phải chứng minh trình độ chuyên môn về truyền thông số và mạng xã hội để hướng dẫn cho khách hàng cách áp ứng dụng các xu hướng mạng xã hội ngày nay.

Phân tích ngành PR

Theo mô hình 5 áp lực của Porter, các công ty hoạt động trong lĩnh vực PR phải đối mặt với: cường độ cạnh tranh cao, tiềm năng gia nhập của những đối thủ mới cao, sức mặc cả của khách hàng vừa phải , sức mặc cả của những nhà cung cấp và tiềm năng phát triển sản phẩm thay thế từ thấp đến vừa. Tuy nhiên, ngành PR vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển về doanh thu, lợi nhuận, số lượng công ty hoạt động trong ngành và nhu cầu thị trường.

Các yếu tố để thành công

Báo cáo của IBISWorld (về ngành PR trên toàn thế giới và Bắc Mỹ) đã nghiên cứu và xác định các yếu tố thành công cho các công ty PR nói chung. Theo nhà xuất bản này, ngành PR ở hầu hết các quốc gia đều có các yếu tố cốt lõi giống nhau và được xác định như sau:

  • Danh tiếng tốt: Trước nhất, công ty PR phải có được một danh tiếng tốt thì mới xây dựng và duy trì được danh tiếng cho khách hàng.
    • Bạn có biết! Sự tham gia của EloQ vào các mạng lưới PRCA SEAGlobalCom PR là minh chứng cho các cam kết của chúng tôi đối với sự công bằng, trung thực và tiêu chuẩn chuyên môn cao của ngành PR trên toàn thế giới. Điều này góp phần giữ vững uy tín của chúng tôi trong ngành.
  • Theo dõi sát sao hiệu suất và khả năng: Các công ty phải có khả năng lập kế hoạch, giao tiếp và đàm phán hiệu quả để bảo vệ và nâng cao lợi ích của khách hàng.
  • Áp dụng công nghệ: Khả năng áp dụng và thích ứng với các công nghệ mới nổi rất quan trọng đối với ngành Không chỉ phải hiểu biết về các công nghệ mới, các công ty còn được kỳ vọng phải thành thạo trong việc sử dụng chúng. Các công nghệ ngày càng đổi mới, bao gồm nhưng không giới hạn ở các công cụ tiếp thị và quảng cáo kỹ thuật số, nền tảng mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo.
  • Toàn cầu hóa doanh nghiệp: Các công ty PR lớn hơn được kỳ vọng sẽ thực hiện các chiến dịch ở quy mô khu vực hoặc quốc tế, hoặc quản lý các dự án toàn cầu cho các khách hàng đa quốc gia. Vì thế, mức độ toàn cầu hóa và sự hiện diện toàn cầu được ưu tiên hàng đầu.
    • Kể từ những ngày đầu tiên, EloQ đã làm việc với các khách hàng đa quốc gia (trên thực tế, khách hàng của chúng tôi đến từ hơn 30 quốc gia và khu vực) cho các chiến dịch bao gồm nhiều hơn một thị trường. Agency của chúng tôi hoạt động như một điều phối viên cho các chiến lược PR và IMC trên toàn khu vực Châu Á Thái Bình Dương để truyền tải tầm nhìn của doanh nghiệp trong thị trường thực tế ở địa phương.

Kết luận

Nhìn chung, ngành PR vẫn thiếu sự cuốn hút. Các công ty PR phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng không chỉ đến từ các agency PR khác, mà còn cả các bộ phận quảng cáo, truyền thông và tiếp thị nội bộ. Tuy nhiên, bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ và môi trường lại khá thuận lợi cho ngành này. Đặc biệt, các yếu tố công nghệ đã thúc đẩy nhu cầu về các chuyên gia về mạng xã hội và công nghệ số, tạo ra cơ hội và lợi nhuận mới trong tương lai trước mắt. Những yếu tố từ môi trường xung quanh này giúp giảm thiểu tác động của tính không hấp dẫn hiện tại của ngành PR.

Hơn nữa, ngành PR sẽ trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Các nhà điều hành sẽ có nhiều kiến ​​thức hơn và có thể thực hiện các chiến dịch hiệu quả hơn trên các nền tảng mạng xã hội nhờ sự trợ giúp của các công cụ truyền thông kỹ thuật số. Kiến thức chuyên môn này có thể đạt được từ trong nội bộ bằng các khóa nghiên cứu và đào tạo cho các nhóm để mở rộng dịch vụ, hoặc từ bên ngoài thông qua việc mua lại các cơ quan tiếp thị kỹ thuật số khác. Một khi những nỗ lực ứng dụng công nghệ chiến thắng phương pháp PR truyền thống, ngành này sẽ tiếp tục đổi mới và tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững.

Written by 

One thought on “Ngành quan hệ công chúng thật sự có hấp dẫn?”

Comments are closed.