Với sự gia nhập của SCC, Nawaplastic và tập đoàn TCC, các công ty Thái Lan tiếp tục mở ra làn sóng đầu tư vào thị trường Việt nam thông qua hoạt động kinh doanh các mặt hàng từ Thái và sát nhập hoặc mua lại các công ty tại Việt nam. Tuy nhiên, họ sẽ phải đối mặt với những bất ngờ lớn tại thị trường này. Đây là một số điều mà họ cần lưu ý về khách hàng Việt Nam:
Mạng xã hội – Tuy một mà hai
Giống như Thái Lan, Việt Nam có lượng người dùng internet lớn và vẫn tiếp tục tăng trưởng, với 55 triệu người và 40% trong số đó sử dụng mạng xã hội, phần lớn trong đó là giới trẻ. Điều này cho thấy lượng người sử dụng mạng xã hội chiếm phần lớn dân số của Việt Nam (tuổi trung bình 30,5) so với một Thái Lan đang già đi (tuổi trung bình 37,7). Ở Việt Nam, các trang mạng xã hội đều luôn có chỗ đứng riêng mặc dù có sự khác biệt về văn hóa hay tuổi tác giữa các nơi.
Tất nhiên, Facebook vẫn là “ông trùm” lớn nhất hiện nay được sử dụng trong hầu hết các hoạt động, từ quảng cáo cho đến chia sẻ sự kiện trên fanpage. Còn ứng dụng Line, dù có mặt ở khắp Thái Lan, nhưng thị phần ở Việt Nam chỉ chiếm 6%. Trong số các ứng dụng chat, Viber (Nhật Bản) và Zalo ( Việt Nam) phát triển mạnh mẽ hơn, nhất là đối với phân khúc tỉnh thành vì những ứng dụng này cung cấp giao diện Việt ngữ và đáp ứng được nhu cầu và lợi ích cho người Việt Nam. Các ứng dụng toàn cầu khác, điển hình như Instagram và Twitter, vẫn phát triển mạnh mẽ tại Thái nhưng vẫn còn xa lạ với người Việt Nam.
Giao dịch trực tiếp – thanh toán tiền mặt
So với các nước Châu Á khác, người Việt không có thói quen thanh toán bằng thẻ và hầu hết giao dịch vẫn sử dụng tiền mặt. Xu hướng mới nhất của mua sắm online là đặt hàng từ các hội nhóm trên Facebook, sau đó hàng hóa sẽ vận chuyển tới tay người tiêu dùng và thanh toán tiền mặt tại nơi. Điều này cho thấy rằng những công ty cung cấp dịch vụ thanh toán tiền mặt sẽ gặt hái được thành công, còn ngược lại sẽ có thể phải đối mặt với thất bại thất bại. Đối với các dịch vụ nhà hàng, khách sạn, việc yêu cầu cung cấp thông tin thẻ tín dụng để đặt trước cũng đồng nghĩa với việc mất một lượng lớn khách hàng. Và với dịch vụ bán hàng online, COD (giao hàng thu tiền hộ) luôn là một sự lựa chọn không thể thiếu.
Hãng taxi công nghệ Uber là một minh chứng rõ ràng cho việc không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Ban đầu, phương thức thanh toán của Uber được thực hiện thông qua thẻ tín dụng và dịch vụ thanh toán chuyển khoản. Mặc dù Việt Nam là thị trường thứ hai được Uber triển khai thanh toán bằng tiền mặt (sau Ấn Độ), nhưng có lẽ khá muộn để theo kịp đối thủ ưa-chuộng-tiền-mặt của họ là Grab, và Uber đã phải rút khỏi Việt Nam.
Thu hút truyền thông – chiêu thức tốn kém
Với mức thu nhập thấp của ngành báo chí ở Việt Nam, các phóng viên sẽ yêu cầu “nhuận bút” (tiền mặt hoặc quà) để đưa tin lên báo. Điều này nghĩa là các doanh nghiệp sẽ phải nỗ lực hơn để chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, và cần phải hợp tác với những đầu báo đáng tin cậy để giữ uy tín cho doanh nghiệp.
Các đầu báo chính thống như báo Tuổi trẻ và báo Thanh niên luôn là lựa chọn đáng tin cậy, nhưng hiện nay các cổng thông tin điện tử cũng dần trở nên phổ biến và quan trọng. Hầu hết giới trẻ tại Việt Nam đều cập nhật tin tức qua các trang báo điện tử như VnExpress, Zing.vn và 24h, cả ba đều nằm trong số 10 trang web có lượt truy cập nhiều nhất tại Việt Nam.
Tác giả: Derek Wells – Chuyên viên Quan hệ Quốc tế và Biên tập viên tại @EloQ Communications (trước đây là Vero IMC Việt Nam), và Clāra Ly-Le – Giám đốc EloQ Communications.
Xem bản gốc tiếng Anh ở đây.
2 thoughts on “Bí kíp để doanh nghiệp Thái Lan tiếp cận khách hàng tại Việt Nam”
Comments are closed.