Trong thế giới “phẳng” chúng ta đang sống, khả năng giao tiếp hiệu quả giữa các nền văn hoá chưa bao giờ trở nên quan trọng hơn bao giờ, đặc biệt là trong ngành Quan hệ Công chúng (PR). Nhận thức liên văn hoá – sự thấu hiểu và tôn trọng nền tảng văn hoá đa dạng của những người chúng ta tương tác là điều cần thiết để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và đảm bảo rằng thông điệp của chúng ta lan toả đến các đối tượng khán giả khác nhau.
Tại sao năng lực liên văn hoá lại quan trọng
Toàn cầu hoá đã tạo nên một thị trường đa dạng và được liên kết chặt chẽ. Những chuyên gia PR cần phải phát triển năng lực Liên văn hoá để có thể hoạt động trong bối cảnh phức tạp này. Năng lực này là về khả năng thấu hiểu, trân trọng và truyền đạt với những người đến từ những nền văn hoá khác nhau. Nó cho phép những chuyên gia PR xây dựng mối quan hệ với các cá nhân và nhóm dù cho họ có sự khác biệt về mặt văn hoá. Điều này là chính là một trong những giá trị trọng tâm của PR.
Sự nhạy cảm văn hoá là một khía cạnh của khả năng Liên văn hoá. Có khả năng nhận thức và tôn trọng những khác biệt văn hoá và tránh những hành động mang tính xúc phạm đóng vai trò rất quan trọng. Sự nhạy cảm văn hoá cho phép chúng ta có thể truyền thông một cách thuận lợi với đa dạng tệp khán giả và đảm bảo rằng thông điệp và chiến dịch không xúc phạm đến tôn giáo và văn hoá của mọi người.
Thách thức trong truyền thông liên văn hoá
Mặc dù truyền thông liên văn hoá đón vai trò rất quan trọng trong PR, nó cũng tạo ra một vài thách thức nghiêm trọng. Hai thách thức thường gặp nhất khi tương tác với những người đến từ nền văn hoá khác đó chính là thông tin sai lệch và hiểu lầm văn hoá. Những sự hiểu lầm này thường xuất phát từ sự khác nhau trong phong cách giao tiếp, các hệ giá trị và chuẩn mực xã hội.
Đầu tiên, và có lẽ là rõ ràng nhất mà truyền thông liên văn hoá cần đối mặt là rào cản ngôn ngữ. Kể cả khi hai bên nói chung một ngôn ngữ, các biểu đạt văn hoá và những thành ngữ vẫn có thể gây nhầm lẫn. Ví dụ, một số cụm từ hoặc cử chỉ được coi là phù hợp trong một nền văn hoá có thể sẽ được coi là cực kì xúc phạm và không phù hợp trong một nền văn hoá khác. Điều này trở thành rào cản đáng kể trong việc truyền tải những thông điệp trong Quan hệ Công chúng.
Định kiến văn hoá cũng là một thách thức trong truyền thông liên văn hoá. Những định kiến này có thể dẫn tới những giả định và thiên kiến ảnh hưởng đến cách các thông điệp được tiếp nhận và diễn giải. Ví dụ, một chiến dịch vô tình củng cố những định kiến về một nhóm văn hóa cụ thể có thể làm suy giảm uy tín của một tổ chức và khiến họ trở nên xa cách với các bên liên quan. Các chuyên gia PR phải nhận ra và giải quyết những định kiến này để đảm bảo cá thông điệp của họ là bao quát và mang tính tôn trọng.
Một thách thức khác là sự khác biệt trong những kỳ vọng và chuẩn mực xã hội giữa các nền văn hoá. Trong một vài nền văn hoá, sự trang trọng và cấp bậc trong giao tiếp được hình thành rõ rệt trong khi ở một vài nền văn hoá khác, họ giao tiếp một cách bình đẳng và ít trang trọng hơn. Những chuyên gia PR cần nhận thức được những sự khác biệt này để kịp thời điều chỉnh chiến lược truyền thông một cách phù hợp. Nếu không, họ có thể sẽ truyền tải những thông điệp bị hiểu lầm hoặc bị từ chối lắng nghe bởi đối tượng mục tiêu.
Một ví dụ điển hình về kỳ vọng liên văn hoá là trường hợp của một công ty Mỹ bán các sản phẩm kỹ thuật cao cấp cho một khách hàng tiềm năng người Trung Quốc. Tại bữa tối, trường đoàn Trung Quốc đã bị một thành viên cấp dưới của đội Mỹ tiếp đón bằng cách nói “ngồi chỗ nào cũng được”, khiến đoàn Trung Quốc cảm thấy bị xúc phạm và cân nhắc lại về thỏa thuận ban đầu. Người Trung Quốc tôn trọng phân cấp của họ và không thể chấp nhận sự ngang bằng, người Mỹ thì lại khác về vấn đề này.
Chiến lược để nâng cao nhận thức liên văn hoá
Để vượt qua những thách thức trong truyền thông Liên văn hoá, các chuyên gia PR cần phải áp dụng các chiến lược để nâng cao nhận thức liên văn hoá của họ. Dưới đây là một số phương pháp được đề xuất:
- Điều chỉnh phong cách giao tiếp: Các chuyên gia PR phải linh hoạt và có khả năng thích ứng trong phong cách giao tiếp. Điều này bao gồm việc điều chỉnh thông điệp để phù hợp với bối cảnh văn hoá của đối tượng mục tiêu. Ví dụ, trong các bối cảnh đề cao văn hoá, nơi truyền thông thường gián tiếp và phụ thuộc nhiều vào ngữ cảnh, các thông điệp quan hệ công chúng nên được thiết kế để truyền tải ý nghĩa một các tinh tế và tôn trọng. Ngược lại, trong các nền văn hoá ít bị ảnh hưởng bởi văn hoá, truyền thông trực tiếp và rõ ràng sẽ hiệu quả hơn.
- Tương tác với cộng đồng địa phương: Xây dựng mối quan hệ với các nhóm văn hoá địa phương giúp các chuyên gia PR hiểu được giá trị và sở thành của họ. Điều này nên được theo sau bởi sự tham gia sâu rộng hơn với các cộng đồng văn , có thể là thông qua các sự kiện văn hoá cộng đồng hoặc mạng xã hội. Điều này giúp trang bị được kiến thức về bối cảnh văn hoá và phát triển những chiến dịch liên quan tới những khán giả mục tiêu.
- Tận dụng Chuyên gia địa phương: Tuyển dụng những chuyên gia hoặc nhà cố vấn từ địa phương có hiểu biết sâu sắc về các sắc thái văn hoá là điều rất được khuyến khích. Những chuyên gia này có thể cung cấp hướng dẫn về văn hoá, sử dụng ngôn ngữ và những rủi ro tiềm ẩn về văn hoá có thể phát sinh từ chiến dịch, đồng thời đảm bảo rằng chiến dịch phù hợp và hiệu quả trong nền văn hoá đó.
- Tạo nội dung bao quát văn hoá: Việc tạo nội dung mang tính bao quát là để tránh loại trừ một số nhóm khán giả. Việc sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ và câu chuyện bao quát sẽ đảm bảo rằng các đối tượng khán giả mục tiêu được phản ánh trong nội dung được tạo Nội dung cũng không nên mang tính định kiến về bất kỳ nhóm văn hoá nào mà phải thể hiện các nhóm khác nhau trong thực tế đa văn hoá của các đối tượng mục tiêu.
Hãy lưu ý rằng nhận thức liên văn hoá là một dạng tài sản quan trọng. Nó sẽ giúp cải thiện hiệu quả truyền thông, phát triển những mối quan hệ tốt đẹp hơn, giải quyết những mâu thuẫn và nâng cao danh tiếng của thương hiệu. Tất cả điều này có nghĩa là việc tiếp tục phát triển năng lực liên văn hoá của các chuyên gia PR là cần thiết cho những thành công tương lai trong một thế giới ngày càng toàn cầu hoá. Những hiểu biết này phù hợp để đưa vào các hoạt động PR, giúp điều hướng các phức tạp của thị trường toàn cầu và tạo ra các chiến lược truyền thông hiệu quả và tôn trọng hơn.