Xây dựng mối quan hệ trong ngành quan hệ công chúng

Lược sử về lĩnh vực quan hệ công chúng trong thời gian gần đây

Từ đầu thế kỷ 21, ngành quan hệ công chúng đã chuyển mình từ việc chỉ tập trung vào các phương tiện truyền thông ‘truyền thống’ sang phát triển mạnh mẽ nhờ các nền tảng trực tuyến. Các tờ báo, tạp chí, đài phát thanh và truyền hình cũng đều phải số hóa để thu hút độc giả, khi họ hiện nay có xu hướng theo dõi tin tức trên điện thoại nhiều hơn là mua báo giấy.

Ngay cả những bản tin cập nhật liên tục 24/7 cũng gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với tốc độ của các nền tảng như X (trước đây là Twitter), Instagram và Facebook. Việc chú trọng vào cập nhật thông tin tức thời và tương tác trực tiếp với khán giả đã khiến ngành quan hệ công chúng đa dạng hơn với các chiến lược kỹ thuật số, tiếp cận khán giả qua hàng loạt kênh truyền thông khác nhau.

Trong những năm gần đây, influencer marketing bùng nổ, việc hợp tác với những cá nhân nổi tiếng trên mạng xã hội để tiếp cận đúng nhóm khách hàng mục tiêu đã dấy lên tranh luận về tính chân thật. Đến năm 2024, sự phát triển của AI và machine learning đã buộc các chiến lược PR phải đổi mới để cá nhân hóa hơn nữa trong cách tiếp cận đối tượng.

Công nghệ là một điều tuyệt vời! (theo quan điểm của những người làm PR trong mảng công nghệ B2B), và những thay đổi này đã làm cho ngành quan hệ công chúng trở nên năng động, ảnh hưởng và dựa trên dữ liệu hơn – điều đó thay đổi cơ bản cách mà các tổ chức có thể giao tiếp với khán giả.

Tuy nhiên, sự phát triển công nghệ này có ý nghĩa gì đối với một nhu cầu cơ bản của con người là sự kết nối giữa người với người?

Xây dựng lòng tin với các nhà báo

Tại ITPR, chúng tôi tin rằng lòng tin là điều cần nỗ lực xây dựng. Đó là một phần giá trị cốt lõi và nền tảng cho mọi hoạt động của chúng tôi. Vì vậy, không có gì lạ khi chúng tôi dành nhiều thời gian và tâm huyết để xây dựng lòng tin với các nhà báo mà chúng tôi hợp tác.

Chúng tôi thực hiện điều này theo nhiều cách khác nhau, đầu tiên là đảm bảo chúng tôi đã nghiên cứu kỹ để chọn đúng nhà báo phù hợp với nội dung. Trong một thế giới coi trọng cá nhân hóa, việc gửi bài một cách đại trà chỉ khiến các nhà báo cảm thấy khó chịu.

Ngoài ra, chúng tôi cũng nhớ rằng nhà báo cũng là con người! Họ có những ngày tốt đẹp và cả những ngày không mấy suôn sẻ. Họ đối diện với hàng loạt email và tin nhắn từ các chuyên viên quan hệ công chúng, tất cả đều mong được chú ý và muốn họ viết bài về khách hàng của mình.

Chính vì thế, chúng tôi trân trọng cách tiếp cận truyền thống – gọi điện để trò chuyện trực tiếp. Nghe có vẻ cũ kỹ, nhưng một lời đề nghị tinh tế qua điện thoại lại có thể mang lại hiệu quả lớn, đặc biệt khi bạn đã tìm hiểu kỹ lưỡng. Cách tiếp cận này đòi hỏi sự đều đặn và nhất quán, vì vậy không ngạc nhiên khi chúng tôi đầu tư vào quá trình này. Gọi điện cũng mang đến cơ hội hiểu thêm về nhà báo, giúp cuộc trò chuyện thân thiện và đáng nhớ hơn cho lần liên hệ tiếp theo.

Chúng tôi không nói rằng đã tìm ra bí quyết xây dựng mối quan hệ với truyền thông, cũng không có công thức nào kỳ diệu. Chúng tôi cũng không cho rằng chỉ vì trò chuyện thường xuyên mà nhà báo sẽ viết bài cho chúng tôi. Nguyên tắc vẫn là nếu câu chuyện của bạn không có giá trị tin tức, nó sẽ không được đăng tải. Tuy nhiên, ngay cả khi nhận được câu trả lời “Cảm ơn, nhưng không,” bạn vẫn có thể xây dựng mối quan hệ với nhà báo.

Kỹ năng này cần thời gian để trau dồi, và việc bạn cải thiện các tương tác của mình sẽ giúp xây dựng mối quan hệ bền chặt. Nếu bạn mang đến nội dung thực sự có giá trị, các nhà báo sẽ dần tin tưởng rằng bạn không chỉ đang quảng bá – mà đang cung cấp tin tức hữu ích.

Liệu có chiến lược nào để xây dựng mối quan hệ tốt với nhà báo không?

Chắc chắn là có – và dưới đây là một số bước cần thực hiện:

  1. Nghiên cứu về nhà báo – tìm hiểu về phong cách viết của họ và xem gần đây họ có đề cập đến chủ đề tương tự nội dung của bạn không. Nếu có, khả năng thành công của bạn sẽ giảm đi.
  2. Nghiên cứu về câu chuyện của bạn – hãy bắt đầu bằng những điểm nổi bật nhất của tin tức. Thông điệp chính của khách hàng có thể để lại sau.
  3. Không bỏ cuộc – có người gọi đó là sự kiên trì, người khác lại xem đó là quyết tâm. Dù bạn gọi nó là gì, đừng từ bỏ và hãy ghi chép lại. Tất cả phản hồi từ phía nhà báo dù tích cực hay tiêu cực đều rất đáng lưu tâm.
  4. Cung cấp đầy đủ thông tin họ cần – sau khi trò chuyện với các nhà báo và họ đồng ý xem lại email ban đầu hoặc yêu cầu gửi lại, hãy đảm bảo rằng tất cả thông tin cần thiết đều đã sẵn sàng. Điều đó bao gồm tin tức, hình ảnh hỗ trợ, thông tin về khách hàng hoặc tổ chức, và bất cứ tài liệu nào khác bạn cho là quan trọng để hỗ trợ câu chuyện.
  5. Hãy nhớ rằng nhà báo cũng là con người – trước đây, tôi từng nghĩ các nhà báo luôn tìm cách gây khó dễ cho các nhân viên PR trẻ. May mắn thay, điều đó không đúng. 99% các nhà báo mà tôi từng làm việc đều rất thân thiện.

Bạn nên làm gì khi nói chuyện với nhà báo lần tới?

Chúc mừng! Nếu bạn đã trò chuyện được với họ, bạn đã hoàn thành nửa chặng đường. Lời khuyên của chúng tôi là hãy cung cấp tiêu đề chính, đi thẳng vào trọng tâm, và nêu rõ lý do tại sao độc giả của họ sẽ quan tâm. Nếu bạn có thể trình bày ba điểm này ngay từ đầu, bạn đã đi đúng hướng.

Hãy giữ thái độ lịch sự, tôn trọng, và luôn hỏi xem có thể gửi thêm thông tin qua email không. Đối với các chuyên viên quan hệ công chúng hoặc báo chí dày dạn, đây có vẻ như là điều cơ bản, nhưng thực tế và kỳ vọng không phải lúc nào cũng khớp nhau. Hãy trung thực với bản thân, khách hàng và nơi bạn đang làm việc, đồng thời đặt tâm huyết vào công việc nghiên cứu. Kết quả sẽ sớm phản ánh bạn là một người đáng tin cậy trong mắt giới truyền thông và các đồng nghiệp.

Đây là bản dịch từ bài: “The importance of building genuine relationships in the realm of PR and just how this approach can drive long-term success and results”

Tác giả: David Beesley

Written by